Người Nhật có cách nuôi dạy con rất hay. Trẻ em Nhật không bao giờ cảm thấy thiếu thốn tình yêu thương và sự quan tâm của bố mẹ. Từ khi còn bé, chúng đã được học những quy tắc để sống trong một xã hội tập thể. Có một điều chắc chắn rằng, hệ thống giáo dục con trẻ ở đất nước này sẽ rất khác với đất nước khác. Nhưng với cách nuôi dạy con đã có lịch sử hàng trăm năm; đã được thời gian chứng minh; đã đào tạo ra những con người kỷ luật, yêu nước và đầy tinh thần trách nhiệm.
1. Sự thấu hiểu giữa các thế hệ
Một trong những điều đầu tiên; tạo ấn tượng khi nhắc đến giáo dục con cái; của đất nước Nhật Bản chính là sự thấu hiểu giữa các thế hệ. Dường như trẻ em Nhật không bao giờ ăn vạ. Có thể một trong những lý do chính ở đất nước bình dị này là truyền thống lịch sử hàng thế kỷ buộc bố mẹ phải luôn giữ con trẻ ở bên mình.
Từ thời xa xưa, những người mẹ Nhật vừa làm việc nhà vừa trông con. Các bà mẹ Nhật thường sử dụng khăn để buộc con vào người. Khi địu con bên mình, mẹ thường trò chuyện và giải thích mọi sự vật, sự việc với con. Điều này giúp những đứa trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ. Kết quả là, những đứa trẻ thậm chí biết nói trước khi biết đi.
Cho đến thời nay, chúng ta cũng thường dễ dàng bắt gặp hình ảnh người mẹ Nhật địu con trên lưng hoặc giữ trước ngực khi đi lại hoặc làm việc và liên tục trò chuyện cùng con về khung cảnh, sự việc và con người xung quanh.
Thường thì tại Nhật Bản, người mẹ ở bên con mình hầu hết thời gian trong 2 năm đầu đời. Mỗi tuần họ chỉ dành trung bình 2 giờ xa con và làm các việc cá nhân ( tại Mỹ là 24h ).
2. Chú trọng cảm xúc
Những đứa trẻ ở Nhật từ bé đã được dạy chú ý đến cảm xúc; cảm xúc của bản thân và những người xung quanh, thậm chí cảm xúc của các đồ vật trong nhà. Ví dụ, nếu một cậu bé quá tức giận mà làm vỡ cái ô tô đồ chơi; mẹ cậu bé sẽ không mắng mỏ cậu bé là nghịch ngợm; mà sẽ nói “Hãy nhìn những gì con vừa làm này. Bạn đồ chơi đang đau đó”.
Người mẹ dạy dỗ con cái của họ bằng cách “gương mẫu” và để trẻ “bắt chước” cách giải quyết vấn đề cũng như việc cư xử trong những trường hợp khác nhau của người mẹ.
Mắng mỏ và hình phạt gần như không tồn tại trong cách nuôi dạy con ở Nhật Bản.
3. Cư xử lịch thiệp
Từ khi còn nhỏ, người Nhật đã được dạy về tầm quan trọng; của việc không được làm phiền đến người khác; cư xử lịch sự và cũng như mong chờ người khác cư xử lịch thiệp lại với mình. Trong văn hóa Nhật, việc thể hiện sự không hài lòng; bằng ánh mắt và ngữ điệu; đã trở thành truyền thống. Trẻ em Nhật luôn phải “đọc” được những thông điệp không lời của bố mẹ.
Kỹ năng ứng xử với cộng đồng là điều cha mẹ Nhật cực kỳ quan tâm. Họ hướng con cái của mình tới việc ứng xử nhẹ nhàng; hòa bình và kiềm chế bản thân; trong tất cả các trường hợp. Nhưng không có nghĩa là không có sự cạnh tranh.
4. Nuôi dạy con là công việc thiêng liêng của cả cha và mẹ
Ở Nhật, người mẹ không phải chịu toàn bộ trách nhiệm chăm sóc con cái. Người cha luôn sẵn sàng trở thành trợ lý việc nhà đắc lực và luôn cố gắng dành nhiều thời gian nhất cho con của mình. Các em bé Nhật gần như có được sự quan tâm đầy đủ trong vòng tay của bố lẫn mẹ. Bố mẹ luôn cố gắng tránh la mắng và không sử dụng các biện pháp trừng phạt với con trẻ. Và cùng với điều đó, trẻ em Nhật có xu hướng cảm thấy có lỗi thực sự mỗi khi chúng làm điều gì khiến bố mẹ buồn và tự điều chỉnh hành vi và lời nói của mình để không phụ lòng bố mẹ.
5. Dạy con hành động độc lập
Lấy một ví dụ, trong trường hợp có xung đột giữa 2 đứa trẻ; cha mẹ Việt Nam có xu hướng ngay lập tức can thiệp và điều chỉnh xung đột. Trong khi người Nhật thì khác. Họ có xu hướng để mặc cho 2 đứa trẻ tự mình giải quyết các xung đột.
Đó chỉ là một ví dụ đơn giản để bạn hiểu cách tiếp cận một vấn đề của các bậc cha mẹ người Nhật Bản.
Vì thế, trẻ em Nhật Bản thường có xu hướng tự lập hơn nhiều so với trẻ em Việt Nam. Người Nhật khuyến khích con em của họ tự mình giải quyết những vấn đề của riêng chúng; và không can thiệp khi còn còn có thể.
Tóm lại mỗi quốc gia có một nền văn hóa là khác nhau. Bạn không nên xác định học tập hoàn toàn cách nuôi dạy con của người Nhật. Vì thực tế thì nó không phù hợp để áp dụng trực tiếp tại môi trường như Việt Nam. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo phương pháp của người Nhật; tìm kiếm một số điểm phù hợp; để áp dụng trong việc nuôi dạy con cái của chính bản thân mình.